I. Mở đầu

Trong lập trình ta sẽ bắt gặp hai loại function: sync (đồng bộ - synchronous) và async (bất đồng bộ - asynchronous). Với sync function, chương trình phải đợi từng tác vụ hoàn thành trước khi bắt đầu một tác vụ khác. Và, ngược lại, với async function, ta có thể thực hiện nhiều tác vụ một cách đồng thời.

Đối với Javascript, để gọi một async function, lập trình viên thường phải sử dụng continuation-passing style, truyền callback mỗi khi gọi function, dẫn đến một thứ gọi là callback hell.

Sử dụng promise cùng tư duy functional programming sẽ giúp lập trình viên dễ dàng nắm bắt được luồng xử lý của chương trình khi dùng async function.

II. Async với callback

Chắc hẳn mọi người đều biết đến những đoạn code kiểu này:

$.getJson('...', function (data) {
   // do something with data
   ...
});

Với phương pháp này, mỗi khi gọi một async function, lập trình viên truyền thêm một tham số: một function được gọi khi async function kia kết thúc.

Ở đây, ta không quan tâm giá trị getJson trả về mà chỉ quan tâm đến side effect: đó là việc callback mà ta truyền vào được gọi. Mỗi khi sử dụng một async function như getJson, luồng thực hiện cũng như luồng tư duy của lập trình viên bị “ngắt quãng”. Để hiểu được chương trình, lập trình viên cần xem kết quả trả về được sử dụng như thế nào trong tương lai ở hàm callback rồi lại tiếp tục với các dòng lệnh tiếp theo. Khi đọc và viết code, lập trình viên chạy chương trình trong đầu, vậy nên khi sử dụng nhiều callback, đặc biệt là callback lồng nhau thì chương trình trở nên cực kì khó đọc.

Xét một ví dụ chương trình đơn giản mô phỏng việc mua gạo, thực hiện từng bước như sau:

B1: Mua gạo
B2: Rửa nồi
B3: Vo gạo
B4: Cắm cơm
B5: Ăn

Nếu dùng callback thì ta sẽ có:

var an, camCom, muaGao, noi, ruaNoi, tien, voGao;

tien = 3000;

noi = {
  name: "noi",
  cleaned: false
};

muaGao = function(tien, success, error) {
  if (tien < 2000) {
    error("Khong du tien");
    return;
  }
  console.log("Dang mua gao");
  return setTimeout(function() {
    return success({
      name: "gao",
      cleaned: false
    });
  }, 1000);
};

voGao = function(gao, success, error) {
  if ((gao == null) || gao.name !== "gao") {
    error("Khong co gao");
    return;
  }
  if (gao.cleaned) {
    success(gao);
    return;
  }
  console.log("Dang vo gao");
  return setTimeout(function() {
    gao.cleaned = true;
    return success(gao);
  }, 1000);
};

ruaNoi = function(noi, success, error) {
  if ((noi == null) || noi.name !== "noi") {
    error("Khong co noi");
    return;
  }
  if (noi.cleaned) {
    success(noi);
    return;
  }
  console.log("Dang rua noi");
  return setTimeout(function() {
    noi.cleaned = true;
    return success(noi);
  }, 1000);
};

camCom = function(noi, gao, success, error) {
  if ((noi == null) || noi.name !== "noi") {
    error("Khong co noi");
    return;
  }
  if (!noi.cleaned) {
    error("Chua rua noi");
    return;
  }
  if ((gao == null) || gao.name !== "gao") {
    error("Khong co gao");
    return;
  }
  if (!gao.cleaned) {
    error("Chua vo gao");
    return;
  }
  console.log("Dang cam com");
  return setTimeout(function() {
    return success("com");
  }, 1000);
};

an = function(com) {
  if (com !== "com") {
    console.error("Khong co com");
    return;
  }
  return console.log("Nom nom");
};

muaGao(tien, function(gao) {
  return ruaNoi(noi, function(noiSach) {
    return voGao(gao, function(gaoSach) {
      return camCom(noiSach, gaoSach, function(com) {
        return an(com);
      }, function(error) {
        return console.log(error);
      });
    }, function(error) {
      return console.log(error);
    });
  }, function(error) {
    return console.log(error);
  });
}, function(error) {
  return console.log(error);
});

Với một loạt callback lồng nhau, chương trình trở nên khó đọc và khó hiểu.

III. I promise it will help

Trong phần này, ta cùng xem sử dụng promise giúp cải thiện đoạn chương trình trên như thế nào.

1. Điểm lại một số khái niệm về functional programming

Functor hay Monad đều có thể xem như giá trị gắn kèm thêm ngữ cảnh (có thể đọc thêm về monad ở bài viết trước). Các kiểu dữ liệu này ta có thể tưởng tượng như một hộp chứa dữ liệu bên trong.

Với Functor, ta có thể map các giá trị bên trong chiếc hộp này.

Type signature: map :: (a -> b) -> Functor a -> Functor b

Ví dụ:

[1, 2, 3].map {|x| x*x}
 => [1, 4, 9]

Monad thì sẽ là flatMap

Type signature: flatMap :: Monad a -> (a -> Monad b) -> Monad b

Ví dụ:

[1, 2, 3].flat_map {|x| [x, 3*x]}
 => [1, 3, 2, 6, 3, 9]

2. Promise và functional programming

Ta kí kiệu Promise[T] là một Promise bọc bên ngoài một giá trị có kiểu là T. Khi một function trả về Promise[T], ta hiểu function đó muốn nói rằng “À, hiện giờ tôi chưa thể trả về kết quả ngay được, nhưng tôi hứa sau này sẽ trả về kết quả kiểu T, trừ khi có lỗi xảy ra”.

Với kết quả trả về là Promise[T] thì sẽ có 2 khả năng xảy ra:

  • Mọi chuyện đều êm đẹp, ta thu được giá trị kiểu T
  • Có lỗi xảy ra, ta thu được thông báo error

Ta cùng xét xem mapflatMap đối với Promise[T] như thế nào nhé!

function map(promise, transform) {
  promise.then(function() {
    transform(data)
  });
}

Ở đây nếu promise resolve về một giá trị data thì function map sẽ trả về một promise resolve về giá trị transform(data). Và ngược lại, nếu promise có lỗi error, thì kết quả của map vẫn chính là promise này.

function flatMap(promise, transform) {
  promise.then(function() {
    transform(data)
  });
}

Có thể thấy, flatMap giống hệt map bên trên. Lí do là ở function truyền vào onFulfilled của promise.then, nếu function này trả về một giá trị nào đó thì kết quả thu được của promise.then sẽ là một promise được fulfilled bởi giá trị vừa thu được; còn nếu onFulfilled trả về một promise, thì kết quả của promise.then sẽ chính là promise vừa được trả về.

3. Thử dùng promise

Chương trình “nấu cơm ăn” bên trên nếu viết dưới dạng functional programming sẽ có dạng như sau:

gao = muaGao(tien)
noiSach = ruaNoi(noi)
gaoSach = gao.flatMap(x -> voGao(x))
com = noiSach.flatMap (ns) ->
  gaoSach.flatMap (gs) ->
    camCom(ns, gs)
com.map(x -> an(x))

Áp dụng với promise cùng mapflatMap bên trên ta được:

pGao = muaGao(tien);
pNoiSach = ruaNoi(noi);
pGaoSach = pGao.then(function(x) {
  return voGao(x);
});
pCom = pNoiSach.then(function(ns) {
  return pGaoSach.then(function(gs) {
    return camCom(ns, gs);
  });
});
pCom.done(function(x) {
  return an(x);
}, function(e) {
  return console.log(e.message);
});

Kết quả cuối cùng ta có chương trình

var an, camCom, muaGao, noi, pCom, pGao, pGaoSach, pNoiSach, ruaNoi, tien, voGao;

tien = 3000;

noi = {
  name: "noi",
  cleaned: false
};

muaGao = function(tien) {
  var deferred;
  deferred = Q.defer();
  if (tien < 2000) {
    deferred.reject(new Error("Khong du tien"));
    return deferred.promise;
  }
  console.log("Dang mua gao");
  setTimeout(function() {
    return deferred.resolve({
      name: "gao",
      cleaned: false
    });
  }, 1000);
  return deferred.promise;
};

voGao = function(gao) {
  var deferred;
  deferred = Q.defer();
  if ((gao == null) || gao.name !== "gao") {
    deferred.reject(new Error("Khong co gao"));
    return deferred.promise;
  }
  if (gao.cleaned) {
    deferred.resolve(gao);
    return deferred.promise;
  }
  console.log("Dang vo gao");
  setTimeout(function() {
    gao.cleaned = true;
    return deferred.resolve(gao);
  }, 1000);
  return deferred.promise;
};

ruaNoi = function(noi) {
  var deferred;
  deferred = Q.defer();
  if ((noi == null) || noi.name !== "noi") {
    deferred.reject(new Error("Khong co noi"));
    return deferred.promise;
  }
  if (noi.cleaned) {
    deferred.resolve(noi);
    return deferred.promise;
  }
  console.log("Dang rua noi");
  setTimeout(function() {
    noi.cleaned = true;
    return deferred.resolve(noi);
  }, 1000);
  return deferred.promise;
};

camCom = function(noi, gao) {
  var deferred;
  deferred = Q.defer();
  if ((noi == null) || noi.name !== "noi") {
    deferred.reject(new Error("Khong co noi"));
    return deferred.promise;
  }
  if (!noi.cleaned) {
    deferred.reject(new Error("Chua rua noi"));
    return deferred.promise;
  }
  if ((gao == null) || gao.name !== "gao") {
    deferred.reject(new Error("Khong co gao"));
    return deferred.promise;
  }
  if (!gao.cleaned) {
    error("Chua vo gao");
    return deferred.promise;
  }
  console.log("Dang cam com");
  setTimeout(function() {
    return deferred.resolve("com");
  }, 1000);
  return deferred.promise;
};

an = function(com) {
  if (com !== "com") {
    console.error("Khong co com");
    return;
  }
  return console.log("Nom nom");
};

pGao = muaGao(tien);

pNoiSach = ruaNoi(noi);

pGaoSach = pGao.then(function(x) {
  return voGao(x);
});

pCom = pNoiSach.then(function(ns) {
  return pGaoSach.then(function(gs) {
    return camCom(ns, gs);
  });
});

pCom.done(function(x) {
  return an(x);
}, function(e) {
  return console.log(e.message);
});

Toàn bộ code của bài viết có thể xem tại hai link jsfiddle sau:

  • http://jsfiddle.net/xuanduc987/5krbvcgh/
  • http://jsfiddle.net/xuanduc987/af6ntod3/